Sinh Tồn Nơi Hoang Dã - Phạm Văn Nhân - Chuẩn Bị Sinh Tồn
Cuốn sách dạy những kỹ năng sinh tồn nơi hoang dã. Trong cuốn này tác giả Phạm Văn Nhân hướng dẫn các bước chuẩn bị các dụng cụ trang thiết bị cần thiết cho một hành trình sịnh tồn. Nếu bạn là một dân phượt chính hiệu thì không nên bỏ qua cuốn sách có ích này.
Sau đây là một vài lời giới thiệu của tác giả về cuốn sách
Trong cuốn sách đầu, chúng tôi đã nói về lý do tại sao chúng tôi
viết cuốn “SINH TỒN NƠI HOANG DÔ:
Khi các phương tiện thông tin loan đi sự kiện một cô gái nước ngoài duy
nhất còn sống sót sau một tai nạn máy bay ở thung lũng Ô Kha (Nha Trang),
chúng tôi vừa khâm phục vừa tiếc rẻ.
- Khâm phục vì tinh thần kiên cường và kỹ năng mưu sinh thoát hiểm của
cô gái.
- Tiếc rẻ là lớp trẻ của chúng ta chưa có một trường lớp nào mở những
khóa huấn luyện về “Mưu sinh thoát hiểm (ngoại trừ quân đội) để ứng phó với
mọi tình huống bất trắc có thể xảy ra trong cuộc sống.
Từ đó, trong thâm tâm của chúng tôi đã manh nha hình thành một cuốn
sách có tính cách đại chúng về “Kỹ năng sinh tồn nơi hoang dã”.
Tuy nhiên, vì khả năng, kiến thức cũng như kinh nghiệm còn rất hạn chế
nên cứ chần chừ mãi. Gần đây, được sự động viên và khuyến khích của một số
bạn bè thân hữu, các huynh trưởng trong các phong trào sinh hoạt thanh thiếu
niên, chúng tôi đã cố gắng sưu tầm một số tài liệu trong cũng như ngoài nước,
cộng với một số vốn liếng kinh nghiệm ít ỏi của mình và sự đóng góp ý kiến của
các chiến hữu, thế là cuốn sách đã dần dần hình thành. Dĩ nhiên, những hạn chế
và thiếu sót thì không thể nào tránh khỏi.
Nhiều người cho rằng: đất nước của chúng ta làm gì còn những
cánh rừng hoang đi năm bảy ngày mà không ra khỏi. Chỉ cần dăm ba
chục cây số là đụng buôn làng, khu dân cư, trang trại . . . Nói như
thế là các bạn đó chưa hiểu gì về “rừng” cả. Nếu không có kỹ năng
và sự am hiểu về thiên nhiên hoang dã thì bất cứ cánh rừng nào
cũng có thể nhấn chìm các bạn. Cho dù đó là cánh rừng nhỏ hay
rừng bạt ngàn.
Lúc nhỏ, khi còn học lớp Nhất ở trường tiểu học Thắng Tam,
Vũng Tàu, chính tôi đã chứng kiến một người bạn học đi lạc vào
những động cát ở Bãi Sau, đã phải chết vì không tìm được đường ra.
Cho dù những động cát đó chỉ rộng vài cây số vuông . . . với lớp Nhất
ngày xưa (lớp Năm bây giờ), thì chúng tôi cũng đã khá khôn lanh.
Và cũng xin quý độc giả đừng vội cho là chúng tôi không thực tế
khi đưa những chương mục như Sa mạc, Băng tuyết. . . vào trong
sách, vì đất nước ta làm gì có những “của hiếm” đó. Nhưng kính thưa
quý vị, ngày nay, những sự cố bất ngờ trong khi đi du lịch, làm việc
nơi xa, hoạt động dã ngoại, thám du mạo hiểm, tai nạn trên không,
trên biển, trên bộ. . . có thể đưa quý vị rơi vào một môi trường, hoàn
cảnh xa lạ với cuộc sống thường ngày của chúng ta như: đầm lầy,
núi cao, rừng sâu biển lớn, sa mạc, băng tuyết... thậm chí đôi khi
còn ở dưới lòng đất, mà nếu không biết cách xử trí thì cơ hội sống sót
của chúng ta rất mong manh.
Chúng tôi hy vọng rằng, sau khi xem xong cuốn sách này, quý vị
sẽ có một khái niệm về các phương pháp sinh tồn nơi hoang dã. Tuy
nhiên đây chỉ là phần lý thuyết, quý vị cần thực tập nhiều lần trong
các cuộc cắm trại, xuất du, thám hiểm, dã ngoại... Như thế chắc quý
vị sẽ có nhiều khả năng tồn tại khi bị rơi vào những nơi hoang vu xa
lạ. Và đây cũng chính là tâm nguyện của chúng tôi.
Đừng bao giờ nghĩ rằng: chắc chắn tôi sẽ không khi nào bị rơi
vào vùng hoang dã. Biết đâu đấy . . . !!
Xin cảm ơn những ai đã cầm đến cuốn sách này.
Người Biên Soạn
PHẠM VĂN NHÂN
Mời quý vị và các bạn tải ebook Chuẩn Bị Sinh Tồn Nơi Hoang Dã Phạm Văn Nhân trên thư viện ebook1368 tại đây